Trong khoảng thời gian này, các bạn học sinh lớp 12 sẽ chính thức nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc gia đồng thời cũng sẽ đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường đại học với ngành nghề mà mình yêu thích. Nhằm giúp các thí sinh làm tốt “khâu” chuẩn bị hồ sơ, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ hướng dẫn bạn cách ghi Hồ sơ đăng ký sao cho hợp lệ.
Hồ sơ ĐKDT đầy đủ và hợp lệ bao gồm những gì?
Trước khi đặt bút viết hồ sơ, bạn phải kiểm tra thật kỹ. Bộ hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp năm đầy đủ sẽ bao gồm: 01 túi đựng hồ sơ ĐKDT, 02 phiếu đăng ký dự thi (phiếu số 1 và số 2) và 01 hướng dẫn ghi phiếu. Ngoài ra, các thí sinh cũng cần chuẩn bị một số giấy tờ liên quan khác bao gồm:
► Bản sao 2 mặt Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân được dán trên 1 mặt của tờ giấy A4.
► 2 ảnh 4×6 kiểu chân dung, chụp trong vòng 6 tháng. Mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh. 2 ảnh này đựng trong phong bì và bỏ trong bộ hồ sơ. Ngoài ra, phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.
Lưu ý, thí sinh khai đầy đủ thông tin cần thiết trên cả bì đựng Phiếu đăng ký dự thi, Phiếu số 1 và số 2 (thông tin phải giống nhau ở tất cả các mục tương ứng trên bì và hai phiếu) rồi nộp cho nơi tiếp nhận đăng ký dự thi.
Hướng dẫn ghi hồ sơ:
ĐKDT Mục SỞ GDĐT…MÃ SỞ: Thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở nào thì ghi tên sở đó vào vị trí trống, sau đó điền mã Sở vào 2 ô trống tiếp theo.
Tra mã sở, mã tỉnh (Thành phố), mã huyện (quận), mã Trường [Tại đây]
Mục Số phiếu: thí sinh không ghi mục này.
Phần A: Thông tin cá nhân
Thí sinh điền các thông tin về: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, số Chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân, nơi sinh, hộ khẩu thường trú, nơi học THPT hoặc tương đương, điện thoại, địa chỉ liên hệ. Thí sinh điền đầy đủ thông tin bằng chữ in hoa có dấu, bằng số hoặc bằng chữ viết thường theo yêu cầu cụ thể của từng mục. Thông tin điền vào cần rõ ràng, không tẩy xóa.
Phần B: Thông tin đăng ký thi
Phần B gồm các thông tin: mục đích ĐKDT, cụm thi, nơi ĐKDT, bài thi ĐKDT. Thí sinh điền thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô bên cạnh thông tin tương ứng.
Phần C: Thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT
Phần C gồm các thông tin đăng ký miễn thi ngoại ngữ, đăng ký môn xin bảo lưu. Nếu thí sinh dự thi chỉ để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ, Trung cấp thì bỏ qua phần này. Và không có yêu cầu miễn thi ngoại ngữ hoặc không có môn xin bảo lưu thì bỏ trống.
Phần D: Thông tin dùng để xét tuyển vào ĐH – CĐ – TC
Phần D bao gồm: đối tượng ưu tiên, Khu vực tuyển sinh, năm tốt nghiệp…Theo đó, thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên, ghi đúng ký hiệu các đối tượng ưu tiên theo quy định của quy chế tuyển sinh. Nếu khai không trung thực sẽ bị xử lý theo quy định.
Thí sinh làm theo hướng dẫn: khoanh tròn vào số tương ứng loại đối tượng ưu tiên được hưởng, sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô bên cạnh. Thí sinh không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống.
Phần cuối cùng nhưng cũng là phần quan trọng nhất, chính là điền thông tin vào bảng đăng ký Nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp.
Để làm được điều này, trước tiên, thí sinh cần tra cứu mã trường Đại học mà mình muốn xét tuyển. Mã trường viết bằng ba chữ cái in hoa. Ví dụ đăng ký vào Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thì ghi mã trường “NTT”. Sau mã trường, thí sinh điền mã ngành, tên ngành và tổ hợp xét tuyển.
Lưu ý, các nguyện vọng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới (nguyện vọng 1 là ưu tiên cao nhất). Thí sinh đăng ký nguyện vọng nào sai quy định của các trường thì nguyện vọng đó không được nhập vào hệ thống phần mềm xét tuyển. Chính vì thế, trước khi đặt bút viết nguyện vọng đầu tiên cần phải suy nghĩ thật kỹ và có chiến lược lực chọn trường thông minh để tăng khả năng vào Đại học của mình.
Cuối cùng, để hoàn tất hồ sơ, thí sinh cần ghi rõ ngày tháng năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh 4×6 có xác nhận của trường (nếu đang là học sinh, sinh viên) hoặc xác nhận của Công an xã/phường (đối với thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương). Khi nộp hồ sơ, nơi thu hồ sơ giữ lại bì đựng phiếu Đăng ký dự thị, Phiếu số 1, bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân và 2 ảnh, trả lại phiếu số 2 cho thí sinh sau khi đã ký và đóng dấu xác nhận. Thí sinh lưu giữ phiếu số 2 này để nhận Giấy báo thi, Giấy chứng nhận kết quả thi.
Năm 2020, ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh 46 ngành nghề đào tạo ở trình độ Đại học với 04 phương thức xét tuyển độc lập:
Phương thức 1: xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 theo tổ hợp môn. Phương thức 2: xét tuyển kết quả học bạ đạt 1 trong các tiêu chí:
Riêng các ngành sức khỏe cần thêm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của BGDĐT:
|
Xây dựng tương lai – Ngay từ hôm nay
► Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:
———————————————————————————————-
Thông tin chi tiết liên hệ: Trung tâm Tư vấn tuyển sinh – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Địa chỉ: Số 300A Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 1900 2039 Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300 Email: tuyensinh@ntt.edu.vn; Website: tuyensinh.ntt.edu.vn Facebook: /DaiHocNguyenTatThanh