Giới thiệu chung

Ngành công nghệ thực phẩm ở Việt Nam hiện đang phát triển mạnh mẽ với những nghề kỹ thuật chính sau: Công nghệ chế biến thịt – các sản phẩm từ thịt (ví dụ: Thịt đông lạnh tại các siêu thị, thịt hộp, thịt bò khô,… ); Công nghệ sản xuất sữa và chế biến sữa (Chúng ta có thể thấy sản phẩm của nghề này là sữa tiệt trùng, sữa tươi, sữa bột,… ); Sản xuất rượu bia; Sản xuất nước giải khát – nước ngọt; Bảo quản và chế biến các thực phẩm thủy hải sản; Sản xuất đường – Bánh kẹo; sản xuất sản phẩm ăn liền; bảo quản hoa quả;…Ứng dụng của ngành này vô cùng đa dạng và gần gũi với đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm cũng rất rộng mở.
Cử nhân/kỹ sư Dinh dưỡng và chế biến thực phẩm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến dinh dưỡng - chế biến và bảo quản thực phẩm. Họ là người nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm mới cũng như kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm.
Cử nhân/kỹ sư Đảm bảo chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc thực phẩm làm việc trong lĩnh vực phân tích, kiểm soát, đảm bảo chất lượng sản phẩm; xây dựng và công bố chất lượng sản phẩm; đảm bảo an toàn vệ sinh và truy xuất nguồn gốc trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm.
Điểm nổi bật trong chương trình đào tạo Công nghệ thực phẩm
- Trong quá trình học sinh viên sẽ được học thông qua trải nghiệm thực tế, học đi đôi cùng với nghiên cứu và học qua dự án.
- Hệ thống phòng thí nghiệm được đầu tư trang thiết bị hiện đại.
- Sinh viên được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp sản xuất.
- Sinh viên sẽ được tham quan, kiến tập, thực tập tại các nhà máy, cơ sở chuyên về sản xuất và chế biến thực phẩm nhằm trang bị kỹ năng chuyên môn.
- Sinh viên luôn tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động khởi nghiệp và sáng tạo được tổ chức hàng năm
- Chương trình đào tạo (CTĐT) đạt các chuẩn kiểm định:
+ Đạt 5 điểm theo chuẩn kiểm định AUN-QA năm 2022
+ Đạt 5 sao theo Hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng giáo dục đại học Việt Nam và khu vực năm 2023
- Điểm đặc biệt khi xây dựng CTĐT nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội:
Chương trình đào tạo được thiết kế, cải tiến trên cơ sở kết quả thu thập thông tin phản hồi của các bên liên quan.
CTĐT xây dựng dựa trên những yêu cầu năng lực từ phía nhà tuyển dụng. Những kiến thức, kỹ năng, thái độ hình thành năng lực nghề được phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Các môn học được thiết kế theo dạng module, mỗi môn học tích hợp lý thuyết và thực hành: tạo điều kiện cho SV áp dụng ngay các lý thuyết vừa học, vừa phát triển kỹ năng nghề.
Với định hướng ứng dụng thực hành, khung chương trình phân bổ hơn 40% thời lượng dành cho thực hành, thực tập, đồ án đảm bảo cho sinh viên phát triển tốt các kỹ năng, năng lực nghề.
- Đa số sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định (trên 90%).
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo: Cử nhân
Chương trình đào tạo: Kỹ sư
Đặc điểm nổi bật trong chương trình đào tạo:
- Đội ngũ nhân sự: trên 50% giảng viên có học vị Tiến sỹ, tốt nghiệp ở các trường đại học uy tín trên Thế giới, có nhiều kinh nghiệm thực tế, công trình NCKH và dự án trong nước/quốc tế.
- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, hệ thống thư viện và thiết bị phòng thí nghiệm được đầu tư hiện đại và được bổ sung thiết bị mới hàng năm.
- Chương trình đào tạo đạt các chuẩn kiểm định:
CTĐT ngành CNTP đạt 5 điểm theo chuẩn kiểm định AUN-QA năm 2022
CTĐT ngành CNTP đạt chất lượng 5 sao theo Hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng giáo dục đại học Việt Nam và khu vực (UPM) năm 2023
- Trên 80% sinh viên tốt nghiệp có việc làm: Nguồn nhân lực ngành CNTP rất cần thiết cho nhu cầu xã hội hiện nay nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Sinh viên ngành CNTP có thể đảm nhận các vị trí như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kiểm soát, vận hành dây chuyền sản xuất, QC/QA, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, kinh doanh sản phẩm thực phẩm, giảng viên các trường cao đẳng, đại học.
- Mức lương khởi điểm cạnh tranh: Lương khởi điểm của sinh viên sau tốt nghiệp dao động trong khoảng từ 8 - 12 triệu đồng/tháng.
- Học tập thông qua dự án, trải nghiệm thực tế: Ngay từ học kỳ đầu tiên cũng như trong suốt quá trình học, sinh viên được tham gia kiến tập, thực tập tại các nhà máy, cơ sở trong lĩnh vực liên quan, đặc biệt là được tham gia nghiên cứu khoa học cùng các sinh viên năm cuối.
1. Chuyên ngành: Dinh dưỡng và Chế biến thực phẩm
Văn bằng: Kỹ sư (thời gian đào tạo 4 năm); Cử nhân (thời gian đào tạo 3.5 năm)
Là chuyên ngành học về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản - thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; nghiên cứu về vai trò dinh dưỡng nhằm ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, tối ưu hóa dinh dưỡng.
Cử nhân/Kỹ sư chuyên ngành Dinh dưỡng và Chế biến thực phẩm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến Dinh dưỡng - Chế biến và bảo quản thực phẩm, là những người nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm mới cũng như kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm.
Vị trí việc làm của chuyên ngành Dinh dưỡng và Chế biến thực phẩm:
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm
- Chuyên viên dinh dưỡng, tư vấn dinh dưỡng
- Kiểm soát, vận hành dây chuyền sản xuất
- QA/QC tại nhà máy chế biến thực phẩm
- Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm
- Kinh doanh sản phẩm thực phẩm, phụ gia, thiết bị chế biến thực phẩm
- Khởi nghiệp trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh thực phẩm
- Giảng viên các trường cao đẳng, đại học
2. Chuyên ngành: Đảm bảo chất lượng, An toàn và Truy xuất nguồn gốc Thực phẩm
Văn bằng: Kỹ sư (thời gian đào tạo 4 năm); Cử nhân (thời gian đào tạo 3.5 năm)
Là chuyên ngành học về lĩnh vực Đảm bảo chất lượng thực phẩm thông qua các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và đặc biệt là việc truy xuất nguồn gốc trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng và sức khoẻ người tiêu dùng.
Cử nhân/Kỹ sư chuyên ngành Đảm bảo chất lượng, An toàn và Truy xuất nguồn gốc Thực phẩm làm việc trong lĩnh vực phân tích, kiểm soát, đảm bảo chất lượng sản phẩm; xây dựng và công bố chất lượng sản phẩm; đảm bảo an toàn vệ sinh và truy xuất nguồn gốc trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm.
Vị trí việc làm của chuyên ngành Đảm bảo chất lượng, An toàn và Truy xuất nguồn gốc Thực phẩm:
- Kiểm soát, đảm bảo chất lượng
- Kiểm soát, vận hành dây chuyền sản xuất
- Kiểm tra, phân tích chất lượng thực phẩm
- Quản lý an toàn thực phẩm
- Quản lý về việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm
- Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm
- Khởi nghiệp trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh thực phẩm
- Kinh doanh sản phẩm thực phẩm, phụ gia, thiết bị chế biến thực phẩm
- Giảng viên các trường cao đẳng, đại học
Cơ hội nghề nghiệp
Dinh dưỡng và chế biến thực phẩm
Đảm bảo chất lượng, an toàn và truy suất nguồn gốc thực phẩm

Môi trường học tập
Phương thức xét tuyển
Tổ hợp 1 | (A00) Toán, Vật lý, Hóa học |
Tổ hợp 2 | (B00) Toán-Hóa học-Sinh học |
Tổ hợp 3 | (C02) Ngữ văn-Toán-Hóa học |
Tổ hợp 4 | (D07) Toán-Hóa học-Tiếng Anh |