Giới thiệu chung
Để góp phần đảm bảo sự bền vững của kinh tế quốc gia và đóng góp vào sự cạnh tranh quốc tế và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế xã hội toàn diện, việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng và rất cấp bách hiện nay. Ngày 11/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 với nhiều định hướng quan trọng đối với lĩnh vực sinh thái môi trường như: nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; nghiên cứu nhận dạng bản chất, nguyên nhân, tác động của thiên tai, tương tác giữa tự nhiên - con người - xã hội, quá trình biến đổi khí hậu ở Việt Nam làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất và thực hiện các giải pháp hạn chế, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; trong bảo vệ môi trường, tập trung vào tận thu, tái chế phụ phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học; bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý nguồn gen quý hiếm; bảo vệ đa dạng sinh học. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (trong Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt ngày 13/4/2022) với nhấn mạnh về việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu của quản lý môi trường, bảo vệ tài nguyên và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030 (trong Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/07/2020) nhấn mạnh việc tạo ra môi trường đào tạo và phát triển nhân lực với kiến thức và kỹ năng về biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Chính phủ còn định hướng tăng cuờng thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; tăng cường năng lực và nguồn lực cho quản lý và bảo vệ môi trường các di sản thiên nhiên, xác lập và công nhận di sản thiên nhiên theo quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 về chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
Tạo ra liên minh chiến lược với các bệnh viện, viện nghiên cứu
Đội ngũ giảng viên năng động, nhiệt huyết và không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn cũng như giảng dạy, luôn đồng hành cùng sinh viên từ hoạt động học và nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
Nhằm nâng cao năng lực giảng viên, trao đổi học tập/nghiên cứu của sinh viên, đơn vị đào tạo tăng cường liên kết với các Trường/Viện trong và ngoài nước. Trong 5 năm qua, đã ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Warrantek (Việt Nam), Công ty TNHH WSAFE, Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm Tp. HCM (CASE), Công ty Cổ phần VietLabs, Trường Đại học Temasek University (Singapore), Viện Quốc gia Kỹ thuật Toulouse INP (Pháp), Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng, Công ty TNHH Redachem (Việt Nam), Trường Đại học Veliko Tarnovo (Bulgaria).
Chương trình đào tạo
Điểm nổi bật của chương trình đào tạo
- Sinh viên được học thông qua trải nghiệm thực tế, nghiên cứu và dự án.
- Cơ sở vật chất và thiết bị phòng thí nghiệm được đầu tư hiện đại và được bổ sung thiết bị mới hàng năm.
- Sinh viên được tham gia kiến tập, thực tập tại các nhà máy, cơ sở trong lĩnh vực quản lý và kỹ thuật môi trường.
- Sinh viên được hỗ trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu khoa học, hoạt động khởi nghiệp và sáng tạo.
- Chương trình đào tạo (CTĐT) đạt các chuẩn kiểm định:
Đạt 5 điểm theo chuẩn theo TT04/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đạt 5 sao theo Hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng giáo dục đại học Việt Nam và khu vực (UPM).
- CTĐT được xây dựng nhằm đào tạo sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội:
- CTĐT xây dựng dựa trên những yêu cầu năng lực từ nhà tuyển dụng. Những kiến thức, kỹ năng, thái độ hình thành năng lực nghề được phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Các môn học được thiết kế theo dạng module, mỗi môn học tích hợp lý thuyết và thực hành: tạo điều kiện cho SV áp dụng lý thuyết vừa học, vừa phát triển kỹ năng nghề.
- Với định hướng ứng dụng thực hành, khung chương trình phân bổ số tín chỉ thực hành, đồ án, trải nghiệm và thực tập, khóa luận tốt nghiệp phù hợp đảm bảo cho sinh viên phát triển tốt các kỹ năng, năng lực nghề.
Hoạt động học tập của sinh viên ngành QLTNMT:
Xuyên suốt chương trình học, sinh viên có nhiều cơ hội được học và thực tập ở các cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy,….có cơ hội nâng cao năng lực chuyên môn qua các chương trình thực tập tại các Trường Đại học ở nước ngoài. Đi đôi lý thuyết đến thực hành, sinh viên của ngành có cơ hội tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo, khởi nghiệp ngay từ khi là sinh viên năm thứ 2 theo các hướng nghiên cứu ứng dụng về chế tạo sản phẩm sinh-hóa học thân thiện môi trường, nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học môi trường và công nghệ kỹ thuật xử lý môi trường định hướng phát triển bền vững. Với ưu điểm của thời gian đào tạo 3.5 năm, sinh viên có thể sớm tốt nghiệp đi làm và sẽ được cấp bằng Cử nhân Quản lý tài nguyên và môi trường.
Cơ hội nghề nghiệp
Chuyên viên môi trường ở các sở ban ngành Nhà nước
Nhân viên quan trắc, tư vấn, thực hiện các hồ sơ môi trường
Lắp đặt vận hành, bảo trì thiết bị hệ thống của ngành kỹ thuật và công nghệ môi trường
Nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực môi trường tại các trường đại học, viện nghiên cứu
Môi trường học tập
Tổ hợp 1 | (A00) Toán-Vật lí-Hóa học |
Tổ hợp 2 | (B00) Toán-Hóa học-Sinh học |
Tổ hợp 3 | (D07) Toán-Hóa học-Tiếng Anh |
Tổ hợp 4 | (CN12) ĐTB các môn học lớp 12 |
Tổ hợp 5 | (QG) Điểm thi ĐGNL ĐHQG |
Tổ hợp 6 | (THPT) ĐTB 1 HK lớp 10-ĐTB 1 HK lớp 11-ĐTB 1 HK lớp 12 |
Tổ hợp 7 | (D90) Toán-Khoa học tự nhiên-Tiếng Anh |