XÉT TUYỂN BẰNG PHƯƠNG THỨC HỌC BẠ – GIẢI PHÁP “ THÔNG MINH” ĐỂ NẮM SUẤT VÀO ĐẠI HỌC
Năm 2024, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành dự kiến dành 40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng kết quả học bạ. Với ưu điểm linh hoạt, thuận tiện và đặc biệt là cho phép thí sinh chủ động hơn trong quá trình xét tuyển, phương thức xét tuyển Đại học bằng học bạ THPT đang dần khẳng định được sức hút của mình bên cạnh các phương thức khác như: điểm thi THPT Quốc gia, xét kết quả kì thi năng lực của ĐH Quốc gia TP. HCMĐH Quốc gia TP. HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội.
Thí sinh tới làm hồ sơ đăng ký xét tuyển theo học bạ tại ĐH Nguyễn Tất Thành. |
Có 3 nguyên nhân khiến phương thức xét tuyển bằng học bạ thu hút rất đông thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển bên cạnh các phương thức xét tuyển khác
1- Giảm áp lực thi cử
Có thể nói, việc chọn xét tuyển theo học bạ mang nhiều ưu điểm nổi bật, bởi trong quá trình xét tuyển thí sinh có thể chủ động lựa chọn những môn học có kết quả tốt nhất để đăng kí xét tuyển. Hơn nữa, phương thức này giúp thí sinh tránh được tình trạng “may rủi” trong kỳ thi THPT bởi các yếu tố như tâm lý, sức khỏe… Vì thế, xét học bạ được xem như là phương thức “tối ưu” nhất giúp thí sinh giảm áp lực thi cử, song các bạn vẫn chọn được ngành nghề phù hợp, phát huy giá trị tài năng, thỏa mãn đam mê và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Chỉ cần các bạn nỗ lực hết mình và có kết quả tốt nhất tại kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh đó, phương thức xét kết quả học bạ THPT áp dụng được cho tất cả các bạn học sinh đã tốt nghiệp ở những năm học trước đó. Đây được xem là một cơ hội cho tất cả các bạn được bước vào cánh cửa giảng đường đại học như mong muốn của bản thân.
2- Khả năng trúng tuyển cao
Xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT còn có ưu điểm nổi bật là đa dạng tổ hợp môn xét tuyển. Thí sinh có quyền chọn lựa tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất để dễ dàng chủ động về khả năng trúng tuyển của mình. Bên cạnh đó, xét tuyển bằng phương thức kết quả học bạ THPT còn có lợi thế là ổn định và chắc chắn. Cho dù điểm kết quả của kỳ thi THPT có như thế nào cũng không ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển đại học. Thí sinh nộp hồ sơ càng sớm thì khả năng trúng tuyển đại học càng cao.
Điểm học bạ là thành quả cố gắng của cả năm học và nó xứng đáng trở thành “chìa khóa” mở thành công cánh cửa Đại học cho các bạn thí sinh.
Thí sinh tới làm hồ sơ đăng ký xét tuyển theo học bạ tại ĐH Nguyễn Tất Thành. |
3- Hình thức xét tuyển đơn giản
Để chuẩn bị bộ hồ sơ xét học bạ không khó, chỉ cần tải phiếu đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký online, bản photo công chứng học bạ THPT, bản photo công chứng bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời, giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có). Tuy nhiên, thí sinh chưa có kết quả thi THPT vẫn có thể nộp trước phiếu đăng ký để được ưu tiên xét.
Tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, các bạn không phải băn khoăn về giá trị bằng cấp, chính sách ưu đãi, chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy…Sẽ không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các thí sinh trúng tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và thí sinh trúng tuyển theo học bạ THPT. Các bạn học sinh sau khi trúng tuyển và nhập học tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ được học cùng một chương trình đào tạo, cùng thời gian đào tạo, điều kiện vật chất học tập và sau khi tốt nghiệp sẽ đều nhận được bằng Đại học chính quy do Bộ GD&ĐT cấp..
> Thời gian xét tuyển: Dự kiến chia làm 10 đợt:
Các mốc thời gian nhận hồ sơ xét tuyển |
> Hình thức nhận hồ sơ ĐKXT:
Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh nộp đăng ký xét tuyển online tại:/dang-ky-truc-tuyen hoặc qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc có thể nộp trực tiếp tại Trung tâm tư vấn tuyển sinh của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
> Hồ sơ gồm:
Phiếu đăng ký xét tuyển;
Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy CNTN tạm thời (bản sao);
Học bạ THPT (bản sao);
Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Lệ phí xét tuyển: 30.000Đ/1 nguyện vọng
> Tiêu chí và điều kiện xét: xét tuyển kết quả học bạ đạt 1 trong các tiêu chí:
- Tổng ĐTB 1 HK lớp 10 + ĐTB 1 HK lớp 11 + ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)
- Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.
- Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.
> Lưu ý:
Các ngành thuộc khối khoa học sức khỏe (Y khoa, Dược học, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học) xét theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT. Các ngành còn lại xét từ 15 điểm đối với tổng điểm 3 môn thi THPT và 6 điểm đối với điểm trung bình học bạ lớp 12.
Đối với các ngành Kiến trúc, Thiết Kế đồ họa, Thiết kế Nội thất, trường Đại học Nguyễn Tất Thành thiết kế chương trình đào tạo hướng tới tư duy sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ nên phù hợp với cả những thí sinh có tư duy thẩm mĩ, yêu thích thiết kế nhưng chưa được rèn luyện về kĩ năng vẽ. Thí sinh có thể chọn các tiêu chí xét tuyển theo điểm học bạ để đăng ký xét tuyển vào các ngành này.
Đối với các ngành xét tuyển có tổ hợp môn năng khiếu, Nhà trường xét kết hợp điểm các môn cơ bản (Từ điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc từ điểm học bạ THPT) với điểm thi các môn năng khiếu do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức hoặc từ các Trường Đại học khác.