Ngành Quản trị khách sạn – Học một ngành, Làm được nhiều nghề
Các vị trí công việc như lễ tân, tổ chức hội nghị, sự kiện, nhân sự, kinh doanh – tiếp thị, tài chính – kế toán, hành chính, marketing… tại các khách sạn, resort, cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước… đều xuất thân từ ngành Quản trị khách sạn.
Sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch đang ngày một phục hồi, đi cùng với đó là các khách sạn ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô thì cơ hội việc làm cho các bạn trẻ theo đuổi ngành quản trị khách sạn ngày một nhiều hơn, đồng thời có thêm cơ hội thăng tiến trong công việc.
Du lịch – Khách sạn là nhóm ngành “công nghiệp không khói” nằm trong top những ngành dịch vụ phát triển nhất tạo ra doanh thu lớn cho nền kinh tế cả nước, đồng thời đòi hỏi lực lượng lao động đông đảo. Toàn ngành kỳ vọng tạo ra 5,5 – 6 triệu việc làm đến năm 2025 và 8,5 triệu việc làm đến năm 2030, theo “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây là những con số nói lên cơ hội rất lớn dành cho những bạn yêu thích lĩnh vực này.
Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động để phát triển toàn diện |
Theo bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hiện nay ngành Du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người. Tuy nhiên, theo khảo sát từ các doanh nghiệp du lịch hiện nay cho thấy lực lượng lao động du lịch chỉ có thể đáp ứng được khoảng hơn 50% nhu cầu của thị trường trong thời gian này, chưa kể có nhu cầu đột biến phát sinh trong thời gian tới. Có thể thấy, với nhu cầu “khát” nhân lực trầm trọng như hiện nay thì cơ hội việc làm cho các sinh viên theo học ngành này là rất lớn và đây sẽ là một ngành cực hot, được săn đón trong thời gian sắp tới.
Nói một cách dễ hiểu, Quản trị khách sạn là quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn sao cho hiệu quả và hợp lý nhất. Ngành này đặc biệt phù hợp với những bạn năng động, nhạy bén trong công việc, có khả năng quan sát nắm bắt tâm lí khách hàng, xử lí tình huống tốt trong những trường hợp khẩn cấp và đặc biệt phải có đam mê, nhiệt huyết trong công việc. Khi học ngành Quản trị khách sạn sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức về nhà hàng khách sạn như quản lý hệ thống phòng, quản lý nhân viên, giao tiếp với khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, đặc biệt am hiểu về rượu và các loại thực phẩm phổ biến tại khách sạn. Hơn nữa bạn có hiểu biết sâu rộng về nhiều văn hóa khác nhau của nhiều vùng miền cũng như các quốc gia trên thế giới.
Với 96% tiêu chí đạt yêu cầu kiểm định của Bộ GD-ĐT, ngành Quản trị khách sạn, Trường đại học Nguyễn Tất Thành đã chứng tỏ được thế mạnh của mình khi số sinh viên theo học luôn tăng nhanh. Năm 2020 Bộ GD-ĐT đã chính thức công nhận ngành Quản trị khách sạn của trường đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước và nước ngoài theo Thông tư 04 của Bộ.
Ngành Quản trị khách sạn thuộc khoa Du lịch sở hữu những thế mạnh nổi bật. Trước tiên, ngành có mục tiêu đào tạo rất rõ ràng, phù hợp với triết lý của trường và phản ánh được nhu cầu của thị trường lao động. Chương trình đào tạo được chuẩn hóa và thường xuyên cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế. Giảng viên của khoa phần lớn là những người trẻ, năng động. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên từ doanh nghiệp có năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tiễn.
Chương trình học bám sát thực tế, đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội |
Đặc biết, năm 2018, khoa Du lịch đã xây dựng khu tổ hợp thực hành nhà hàng và khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ các khu chức năng như nhà hàng, quầy pha chế, bếp Âu – Á, bếp bánh, buồng phòng và lễ tân… Sinh viên ngay từ năm thứ nhất đã được thực hành tại đây.
Cộng đó, khoa cũng chú trọng phối hợp với nhiều khách sạn 4 -5 sao trong nước và quốc tế để mang đến cơ hội cho sinh viên thực tập, không những giúp các bạn cập nhật kỹ năng mà còn mở rộng nhận thức, tư duy hơn. Qua những chuyến đi này, sinh viên tự tin và năng động hơn, ra trường có thể hòa nhập ngay với môi trường làm việc.
Không gói gọn trong nước, sinh viên còn có cơ hội đi thực tập tại Nhật Bản, Úc, Singapore, Đài Loan… Các bạn vừa được học tập, lại vừa có công việc thu nhập khá cao. Để giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo vào công việc thực tế, Khoa cũng tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
NTTU thường xuyên ký kết hợp tác với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập. làm việc tại doanh nghiệp |
Với chương trình đào tạo chất lượng và quá trình thực tập hữu ích, không khó hiểu khi số lượng sinh viên của Khoa tăng nhanh qua từng giai đoạn. Hơn 90% sinh viên của Khoa có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, thậm chí khi sinh viên vẫn còn đang học tập tại trường.
Song song với kiến thức chuyên môn, SV sẽ được đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp thông qua tham quan và thực hành nghiệp vụ tại khách sạn nhằm năng cao năng lực quản lý và điều hành hoạt động khách sạn có kỹ năng giải quyết những tình huống do thực tế đặt ra, có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp và kỹ năng làm việc theo nhóm…
Chương trình đào tạo ngành Quản trị Khách sạn tại NTTU còn đặc biệt chú trọng rèn luyện trình độ Anh ngữ và giúp SV nâng cao khả năng chuyên ngành với các học phần: Quản trị lễ tân, Quản trị phòng, Quản trị ẩm thực, Quản trị nhân sự, Quản trị dự án, Quản trị khu resort, Marketing trong nhà hàng khách sạn, Thủ tục xuất nhập cảnh…
SV tốt nghiệp ngành Quản trị Khách sạn có thể đảm nhận các công việc như:
– Giám sát, điều hành ở các bộ phận trực tiếp cung ứng dịch vụ hoặc làm chuyên viên cho bộ phận chức năng trong những cơ sở kinh doanh khách sạn.
– Giám sát, điều hành ở các bộ phận trực tiếp cung ứng dịch vụ.
– Quản lý và điều hành hoạt động của khách sạn thuộc nhiều quy mô và đẳng hạng khác nhau.
– Chủ đầu tư, chuyên gia quản lý doanh nghiệp về khách sạn.
– Chuyên viên tại các Sở – Ban – Ngành du lịch.
– Chuyên viên tại đơn vị kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, kể cả các nhà hàng – khách sạn 3-5 sao do người nước ngoài đầu tư.
– Hướng dẫn viên du lịch.
– Sau khi đã tốt nghiệp, nếu có nguyện vọng và hội đủ điều kiện theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo sinh viên có thể tiếp tục học thêm lấy văn bằng II hoặc những văn bằng cao hơn.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành