Ngành học này chưa bao giờ hết “hot”, vừa ra trường có ngay lương 10-20 triệu đồng
Thực tiễn cho thấy, quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh tế luôn cần nguồn lực thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng để góp phần phát triển kinh tế vĩ mô. Giai đoạn 2015 – 2020, dự báo nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành này của cả nước sẽ lên đến 130.000 người. Riêng tại TP.HCM, chiếm tỷ trọng 4% tổng số chỗ làm việc cần tuyển hàng năm (khoảng 11.000 lao động) ở trình độ đại học.
Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam có 7 tổ chức tín dụng Nhà nước, 4 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 16 công ty tài chính, 32 quỹ đầu tư, hơn 10 công ty bảo hiểm lớn, hơn 100 công ty chứng khoán… đang hoạt động. Ngành ngân hàng phát triển nhanh, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch… được mở ra ngày càng nhiều.
NTTU với mạng lưới doanh nghiệp rộng khắp |
Trong kỷ nguyên công nghệ số 4.0, nguồn nhân lực tài chính ngân hàng có thể làm chủ công nghệ càng thiếu hụt. Bởi vậy, học ngành Tài chính Ngân hàng, sinh viên ra trường sẽ không lo thất nghiệp.
Đây là ngành học khá rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Cụ thể hơn, Tài chính ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.
Liên quan đến Tài chính ngân hàng còn rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu như Tài chính doanh nghiệp, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, chuyên ngành Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…
Dù trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng hay trầm lặng, đây vẫn là ngành nghề cần thiết bởi ở lĩnh vực vi mô nó liên quan đến đến các dịch vụ luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế và vĩ mô hơn ngành Tài chính ngân hàng đóng vai trò định hướng chiến lược chính sách tiền tệ.
Phủ sóng rộng khắp là thế, ứng dụng rộng rãi của ngành Tài chính – Ngân hàng cũng là điều không phải cãi bàn khi mang đến nhiều hướng đi cho các bạn trẻ như: chuyên viên phụ trách tài chính, kinh doanh tiền tệ, phân tích tài chính ngân hàng doanh nghiệp; chuyên viên tổ chức, điều hành công tác tài chính và kế toán; chuyên viên tư vấn về lĩnh vực tài chính, ngân hàng;… Và một điều bạn có thể chưa biết, đó là học Tài chính – Ngân hàng không chỉ ra làm việc tại ngân hàng, mà mọi tổ chức, doanh nghiệp đều cần đến bạn với vai trò của chuyên gia tiền lương, thuế, bảo hiểm…
Ngoài ra, sinh viên ra trường có thể làm ở các công ty chứng khoán (chuyên viên môi giới, chuyên viên đầu tư, quản lý quỹ, chuyên viên tư vấn M&A); các công ty thẩm định giá (chuyên viên thẩm định giá); Các công ty bảo hiểm (chuyên viên bảo hiểm); kho bạc Nhà nước (chuyên viên tài chính công); Cơ quan thuế, cơ quan hải quan (công chức thuế, công chức hải quan); công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
Chọn học ngành Tài chính – Ngân hàng NTTU, ngoài việc được hưởng lợi từ chương trình đào tạo định hướng ứng dụng, sinh viên còn có cơ hội học tập tại mô hình ngân hàng mô phỏng chân thật với hệ thống trang thiết bị, sàn giao dịch, khu vực tư vấn tín dụng,… để sinh viên trau dồi nghiệp vụ chuyên môn ngay tại trường. Bạn còn được giao lưu với rất nhiều ngân hàng thông qua những chương trình kiến tập, chương trình tìm kiếm thực tập sinh tài năng tại các ngân hàng lớn. Các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn – dài hạn, đào tạo tăng cường tiếng Anh tại đây cũng sẽ là điểm cộng dành cho những bạn mong muốn trở thành các bankers toàn năng trong tương lai!
NTTU đầu tư hệ thống phòng thực hành như: Ngân hàng mô phỏng, Phòng Kế toán ảo…Tại đây, sinh viên sẽ được thực hành các tình huống giả lập như tư vấn giải pháp tài chính, hay đóng vai các giao dịch viên (teller), nhân viên tín dụng, kiểm soát viên,… và thực hành xử lý các nghiệp vụ thực tế tại ngân hàng |
Đặc biệt, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã xây dựng mô hình đào tạo gắn với việc làm khi hợp tác với hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho SV làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, hoàn thành các kỹ năng để bước vào con đường chinh phục thành công.
Tại NTTU, sinh viên ngành Tài chính ngân hàng được đặc biệt chú trọng trang bị thêm những kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức chuyên ngành. Thông qua những lớp học kỹ năng mềm, chương trình sinh hoạt học thuật, hoạt động ngoại khóa và CLB đội nhóm,… sinh viên ngành Tài chính ngân hàng tại NTTU có cơ hội thu thập cho mình kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng ngoại ngữ,…
Bên cạnh hệ thống các phòng thực hành, sinh viên NTTU còn được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần với hệ thống nhà thể chất, sân bóng đá, phòng gym,… |
Dưới góc nhìn từ “người trong cuộc”, bạn Đỗ Thị Mai Phương – Cựu sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng khẳng định: “Em cảm thấy mô hình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng NTTU thật sự rất chuyên nghiệp, khi được kết hợp trau dồi lý thuyết và thực hành ngay trên giảng đường. Điển hình là Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tham quan doanh nghiệp cho các sinh viên để giúp các bạn có góc nhìn thực tiễn hơn. Bên cạnh đó, hằng năm, Nhà trường luôn tổ chức “Ngày hội việc làm” – nơi giúp sinh viên có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các doanh nghiệp lớn, được giải đáp những thắc mắc về ngành nghề, môi trường làm việc của bản thân,…”
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sau khi hoàn thành các môn cơ sở sẽ bước vào các môn chuyên ngành như: Thị trường tài chính, Thị trường chứng khoán, Phân tích báo cáo tài chính, Phân tích và đầu tư chứng khoán, Quản trị tài chính, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Quản trị ngân hàng, Quản trị rủi ro, Quản lý danh mục đầu tư, Tài chính quốc tế, Thuế và hoạt động doanh nghiệp, Kiểm toán tài chính, Kiểm toán ngân hàng…
Kết thúc khóa học, SV sẽ nắm vững được kiến thức liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng thương mại, thẩm định các hồ sơ tín dụng ngân hàng; nhận diện được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro phù hợp. SV cũng có thể phân tích khái quát và chuyên sâu tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
SV ngành Tài chính – Ngân hàng có khả năng phân tích và thẩm định được một dự án đầu tư trên thực tế, từ đó đánh giá được rủi ro, lợi nhuận và mức độ hiệu quả của dự án đầu. Bên cạnh đó, SV còn biết cách xác định cấu trúc vốn tối ưu trong doanh nghiệp và đánh giá doanh nghiệp nên theo đuổi chính sách cổ tức nào cho phù hợp. Qua đó, các em sẽ nắm vững được cách xác định thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế nhà thầu cho các doanh nghiệp; sử dụng kiến thức thống kê và kinh tế lượng để phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp phù hợp trong quá trình nghiên cứu các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài chính.
Ngoài kiến thức chuyên môn, SV theo học ngành Tài chính – Ngân hàng trường ĐH Nguyễn Tất Thành còn được đào tạo các kỹ năng tiếng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm…
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành