Ngành đào tạo ic-27.png

Dự báo nhu cầu nhân lực đang khát, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành mở nhiều ngành mới

Chia sẻ
Để xây dựng ngành mới vững mạnh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tiếp tục tìm kiếm và tuyển dụng thêm giảng viên trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề.

Năm 2024, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành dự kiến tuyển sinh khoảng 8.500 chỉ tiêu cho tất cả các ngành đào tạo. Đặc biệt, năm nay, nhà trường sẽ tuyển sinh các ngành mới như: ngành Răng Hàm mặt, Y học cổ truyền, Thú y, Thiết kế thời trang, Hoá Dược.

răng-hàm-mặt
Y-học-cổ-truyền

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, trong số 8.500 chỉ tiêu tuyển sinh, nhà trường dành tối thiểu 40% chỉ tiêu cho phương thức 1 (xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2024); 40% chỉ tiêu cho phương thức 2 (xét tuyển kết quả học bạ); và 20% chỉ tiêu cho phương thức 3, 4 (xét tuyển kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội và xét tuyển thẳng).

Điểm đặc biệt trong đào tạo các ngành mới

Bàn về lý do mở ngành Thiết kế thời trang, cô Cầm nhận định, thứ nhất, theo tầm nhìn phát triển đến năm 2035, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trở thành đại học ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực, có tính hội nhập cao, đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu trong và ngoài nước, đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Thứ hai, ngành Thiết kế thời trang đang được xem là một nghề tiềm năng với nhiều sự quan tâm, yêu thích của thí sinh, đặc biệt là giới trẻ và các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

Thứ ba, Thành phố Hồ Chí Minh được coi là trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may. Theo dự báo nhu cầu nhân lực thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2026 (của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh), dệt may thời trang là một trong những ngành chiến lược phát triển trọng tâm của các khu công nghiệp - công nghệ cao, đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn.

“Mở ngành đào tạo ngành Thiết kế thời trang trình độ đại học đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nói chung và theo tầm nhìn phát triển của nhà trường nói riêng là hết sức phù hợp và cần thiết"

_Tiến sĩ Trần Ái Cầm_

Trước đó, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã và đang đào tạo ngành Thiết kế thời trang. Chỉ ra điểm khác biệt trong chương trình đào tạo ngành Thiết kế thời trang của nhà trường, cô Cầm cho biết, nhà trường có những thế mạnh nhất định do trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam nên khả năng tiếp cận thực tế doanh nghiệp, thực tiễn nghề nghiệp của sinh viên sẽ là điểm mạnh khi học ngành Thiết kế thời trang.

Thêm vào đó, chiến lược đào tạo của nhà trường là mang tính ứng dụng cao và hướng tới xu thế chung của sự phát triển toàn cầu: công nghiệp sáng tạo, đổi mới và mang tính bền vững.

nguyen-tat-thanh-1613-3190

“Nhà trường đã đưa vào trong chương trình đào tạo ngành Thiết kế thời trang các kiến thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, năng lực số và công nghệ chuyên dụng nhằm đáp ứng cho sinh viên năng lực phát triển trong xu thế hội nhập. Rất nhiều môn chuyên ngành thực tiễn cao được đưa vào chương trình như: thiết kế mẫu rập trên Dressfrom, chuyển đổi trang phục, làm việc với phần mềm chuyên dụng…

Thiết-kế-thời-trang

Với ngành Thiết kế thời trang, sinh viên được học, trải nghiệm trong đúng môi trường hoạt động chuyên nghiệp cũng như tôn chỉ “thực học, thực hành, thực danh, thực nghiệp”, cô Cầm chia sẻ.

Còn với ngành Thú y, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đánh giá, hiện Thú y là một ngành đang rất khát nhân lực. Mặc dù ngành Thú y đã phát triển hơn 70 năm ở Việt Nam và gắn liền với ngành Chăn nuôi, có vị trí đặc biệt quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của Việt Nam nhưng việc đào tạo ngành này vẫn không kịp đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất vaccine, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, kiểm nghiệm,... đặc biệt là nhóm các bệnh viện, phòng mạch thú y tại các thành phố.

thú-y

Ngoài ra, hiện nay nhà trường đã có các ngành Công nghệ sinh học và khối ngành sức khỏe, tạo sự liên hệ mật thiết với ngành Thú y – làm tiền đề tốt để xây dựng ngành mới có nền tảng chắc chắn.

“Nhu cầu của thị trường lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận đối với ngành Thú y đang rất cao. Do đó, khi xây dựng chương trình đào tạo Thú y, nhà trường đã xác định rõ những định hướng riêng của ngành.

Đơn vị quản lý ngành Thú y là Viện Kỹ thuật công nghệ cao NTT (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) - đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học của toàn trường, có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu trên động vật và các chủ đề của ngành thú y như: bệnh truyền nhiễm trên gia súc và thủy sản, phân tích di truyền, bảo tồn, chẩn đoán phân tử...

Do vậy, nhà trường đủ khả năng đào tạo các bác sĩ thú y không chỉ có năng lực chẩn đoán lâm sàng tốt mà cả chẩn đoán cận lâm sàng, cũng như tham gia nghiên cứu, phát triển sản phẩm phục vụ ngành thú y”, cô Cầm chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, theo cô Cầm, xuất phát từ nhu cầu thị trường lao động ngành Thú y, trong đó có khám chữa bệnh cho thú cưng đang tăng mạnh tại các thành phố, yêu cầu tuyển dụng các bác sỹ thú y có năng lực phát triển thuốc cho động vật và đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ phòng, chống dịch cho ngành thủy sản, nhà trường xây dựng các chuyên ngành rất riêng, gồm Thú cưng, Dược thú y và Thú y thủy sản.

Trong đó, chuyên ngành Thú cưng và Thú y thủy sản là hai chuyên ngành tại khu vực phía Nam chỉ có Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tuyển sinh đào tạo. Chuyên ngành Dược thú y mặc dù không mới nhưng nhà trường lại có nền tảng - Khoa Dược phát triển tốt, đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho chuyên ngành.

Tiếp tục tuyển dụng thêm giảng viên

Chia sẻ về công tác chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo ngành học mới, cô Cầm cho biết, đối với ngành Thiết kế thời trang, nhà trường đã tuyển được 18 giảng viên cơ hữu và một số giảng viên thỉnh giảng có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Trong tương lai, để xây dựng ngành mới vững mạnh, nhà trường tiếp tục tìm kiếm và tuyển dụng thêm giảng viên trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề.

Về cơ sở vật chất, nhà trường đã và đang tiến hành xây dựng, lắp đặt đồng bộ các phòng học chức năng và thiết bị đào tạo tối thiểu như: phòng lý thuyết, phòng vẽ hình họa, phòng thực hành thiết kế, xưởng thực hành may, studio, phòng máy tính chuyên dụng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo ngành Thiết kế thời trang.

Đặc biệt, Viện Thiết kế và Kinh doanh sáng tạo Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đảm bảo khả năng tiếp cận cho việc học tập của sinh viên ngành Thiết kế thời trang.

Tương tự, ngành Thú y của trường cũng được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy như: hệ thống phòng học đa phương tiện, thư viện. Bên cạnh đó, phòng thực hành mổ, phòng mạch thú y xây dựng đã sẵn sàng đưa vào sử dụng trong năm học mới để sinh viên thực hành các môn chuyên ngành. Sinh viên ngành Thú y còn có điều kiện được thực hành, thực tập ở Trung tâm phát triển công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh - dự án được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của nhà trường.

"Nhà trường nhận được nhiều đề nghị hợp tác của các bác sĩ thú y tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẵn sàng truyền kỹ năng và sự đam mê nghề nghiệp cho sinh viên. Giảng viên của ngành Công nghệ sinh học sẽ tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học ngành Thú y.

Nhà trường cũng sẽ liên tục có những đầu tư về khoa học công nghệ và hỗ trợ để đội ngũ cán bộ, giảng viên ngành Thú y được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới, đủ năng lực để đào tạo các bác sĩ thú y", cô Cầm chia sẻ.

Bên cạnh những thuận lợi, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng, việc mở ngành học mới cũng khiến nhà trường đối mặt với những thách thức.

Theo đó, đối với ngành Thiết kế thời trang, hiện nhiều người chưa biết đến nhà trường tuyển sinh ngành học này. Do vậy, để kết nối, tìm kiến giảng viên giỏi, có năng lực phải mất một khoảng thời gian khá dài. Việc quảng bá công tác tuyển sinh ngành này đến với học sinh cũng chưa nhiều.

“Thách thức lớn nhất mà trường gặp phải là theo Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, điều kiện mở ngành đào tạo đại học quy định “có ít nhất 05 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp để chủ trì giảng dạy chương trình”,  “ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật phải bảo đảm tối thiểu có 03 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp”. Trong khi đó, tiến sĩ ngành nghệ thuật hiện không nhiều. Chính vì vậy, để đủ điều kiện mở ngành, nhà trường đã phải nỗ lực rất lớn. Đến thời điểm này, nhà trường tạm “thở phào” nhẹ nhõm và tự tin hơn khi chuẩn bị được đội ngũ để thực hiện đào tạo ngành mới”, cô Cầm bày tỏ.

Ngành Thú y cũng đối mặt với thách thức khi đòi hỏi phải phát triển nhanh để theo kịp tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới và các vấn đề hành lang pháp lý liên quan tại Việt Nam. Chương trình đào tạo Thú y của trường phải được cập nhật thường xuyên và thay đổi linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường lao động.

Để khắc phục những khó khăn, thách thức khi mở ngành mới, lãnh đạo Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đề xuất tiếp tục tìm kiếm giảng viên giỏi, có năng lực nhằm xây dựng lực lượng giảng dạy nòng cốt lớn mạnh.

Kiên trì với mục tiêu chiến lược định hướng đào tạo theo hướng ứng dụng cao và hướng tới xu thế chung của sự phát triển toàn cầu về công nghiệp sáng tạo.

Để thu hút người học, nhà trường tăng cường hoạt động tuyển sinh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trong đó, thường xuyên tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các pa-nô, áp-phích; đưa thông tin trực tiếp đến các đối tượng qua tư vấn bằng điện thoại, tư vấn qua email, tạo facebook, zalo của trường.

Ngọc Mai

Nguồn: https://giaoduc.net.vn/du-bao-nhu-cau-nhan-luc-dang-khat-truong-dh-nguyen-tat-thanh-mo-nhieu-nganh-moi-post241265.gd
Chia sẻ
13/11/2024

Định hướng Tân Sinh viên ngành Thương mại điện tử: Bắt kịp “nhịp đập” thế giới

Ngày 28/09/2024, tại Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE) - Đại học Nguyễn Tất Thành, buổi Định hướng dành cho các tân sinh viên ngành Thương mại điện tử (TMĐT) đã diễn ra với sự góp mặt của TS. Bùi Văn Thời, Trưởng ngành TMĐT và bà Trương Phương Thoa, Giám đốc Trung tâm Thương mại điện tử khu vực phía Nam của OSB Group, đại lý ủy quyền của Alibaba tại Việt Nam.
11/11/2024

Từ “cô y tá bất đắc dĩ” đến hành trình trở thành bác sĩ y học dự phòng

NTTU – Tại Lễ tốt nghiệp cho sinh viên ngành y khoa và y học dự phòng khóa 2018 của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vừa qua, hình ảnh nữ tân bác sĩ y học dự phòng Nguyễn Thị Ngọc Hậu lên bục vinh danh nhận bằng cùng di ảnh cha đã khiến nhiều người tham dự phải nghẹn lòng
08/11/2024

Cơ hội việc làm trong ngành Marketing Dược thời kỳ kỷ nguyên số

NTTU – Sáng ngày 06/11/2024, tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã diễn ra chương trình Định hướng cơ hội việc làm & thăng tiến trong ngành marketing Dược thời kỷ nguyên số. Chương trình do phòng Quan hệ Doanh nghiệp và Việc làm sinh viên phối hợp cùng khoa Dược, Đoàn Trường, Ban Dự án cộng đồng ADCrew thực hiện nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân, chuẩn bị hành trang vững chắc trước khi gia nhập thị trường lao động đầy cạnh tranh
Liên hệ để được tư vấn

Chương trình tuyển sinh