Công nghệ thực phẩm, đón đầu xu thế hội nhập
Công nghệ thực phẩm, hiểu một cách đơn giản, là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình chế biến thực phẩm; đồng thời nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học… Ứng dụng của ngành này vô cùng đa dạng và gần gũi với đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm cũng rất rộng mở.
Với thị trường quy mô hơn 96 triệu dân, trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn để đảm bảo cho sức khỏe.
Theo Vietnam Report, Việt Nam là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm – đồ uống rất tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, đạt 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Trong khi đó, với thế mạnh về nguồn nguyên liệu phong phú đặc sắc về các nhóm hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, rau quả cùng nhiều chính sách ưu đãi và môi trường kinh doanh thuận lợi, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với hoạt động đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ thực phẩm được nâng cao về chất lượng. Nắm bắt được xu hướng đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) đã cho xây dựng chương trình học ngành Công nghệ thực phẩm đạt chuẩn.
Tại đây, sinh viên sẽ được học lý thuyết gắn liền với thực hành. Được đào tạo các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Sinh viên thường xuyên được kiến tập, thực tập, tham quan tại các doanh nghiệp
Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm. Trau dồi thêm kỹ năng ngoại ngữ chuyên môn, các kỹ năng mềm như thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm…chuẩn bị hành trang tốt nhất cho công việc sau khi ra trường.
Với đội ngũ giảng viên là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, vì vậy sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học; sinh học; nguyên liệu chế biến thực phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; học từ quy trình sản xuất; phân tích đánh giá cho đến đánh giá chất lượng và đo lường nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Bên cạnh tiếp thu những kiến thức chuyên môn từ bài học trên lớp, là sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành bạn còn được tham gia nhiều chương trình vui chơi bổ ích để phát triển kỹ năng mềm, phát huy năng khiếu của bản thân
Tốt nghiệp ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể làm ở các vị trí:
• Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm
• Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu-Phát triển sản phẩm
• Nhân viên phụ trách kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm
• Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm ư
• Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng
• Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài
• Tiếp tục theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm
1. Chuyên ngành Hoá học ứng dụng
a. Họ là ai?
Cử nhân/kỹ sư Công nghệ kỹ thuật hóa học chuyên ngành Hóa học ứng dụng có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về khoa học – công nghệ trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hóa học, đánh giá và kiểm soát chất lượng nguyên liệu, sản phẩm hóa học; có khả năng vận hành và giám sát quy trình sản xuất hóa học trong nhà máy.
b. Việc làm sau tốt nghiệp
+ Nhân viên/chuyên viên vận hành và quản lý kỹ thuật tại các công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực hóa học, thực phẩm, môi trường…
+ Nhân viên/chuyên viên kiểm soát và đảm bảo chất lượng (QA/QC) tại các công ty, cơ quan kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm hóa học;
+ Nhân viên/chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các công ty, nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất, công ty nhựa, bao bì, thực phẩm…
+ Nhân viên/chuyên viên tư vấn, kinh doanh về các sản phẩm hóa học;
+ Giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học;
2. Chuyên ngành Hoá dược mỹ phẩm
a. Họ là ai?
Cử nhân/kỹ sư Công nghệ kỹ thuật hóa học chuyên ngành Hóa dược mỹ phẩm có khả năng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hóa mỹ phẩm, dược mỹ phẩm cũng như các sản phẩm chăm sóc, dưỡng và bảo vệ da; có khả năng đánh giá và kiểm soát chất lượng nguyên liệu, sản phẩm trong lĩnh vực hóa dược mỹ phẩm; vận hành và giám sát quy trình sản xuất hóa học trong nhà máy.
b. Việc làm sau tốt nghiệp
+ Nhân viên/chuyên viên vận hành và quản lý kỹ thuật tại các công ty, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm, chăm sóc da;
+ Nhân viên/chuyên viên kiểm soát và đảm bảo chất lượng (QA/QC) tại các công ty, cơ quan kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm hóa dược mỹ phẩm;
+ Nhân viên/chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các công ty, nhà máy sản xuất trong lĩnh vực hóa dược mỹ phẩm;
+ Nhân viên/chuyên viên tư vấn về các sản phẩm hóa dược mỹ phẩm; kinh doanh các sản phẩm hóa học và dược mỹ phẩm;
+ Giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học;